[tintuc]

Bạn có thể hiểu rằng Footer chính là phần chân của web. Nó sẽ là nơi để thêm các thông tin về mình hay doanh nghiệp của bạn . Ngoài ra, cũng có thể là nơi hiển thị các đối tác hoặc có thể là bất kỳ thứ gì các bạn thích.
Bạn có thể nhận ra đa số các trang web có Footer đều có 2 phần:
+ Một là phần hiển thị nội dung của trang web , như là các bài đọc liên quan, bài post xem nhiều hay bài post ngẫu nhiên,…
+ Hai là phần hiển thị dòng Copyright và tên người thiết kế template blogspot .
Và trong bài post này, mình sẽ chỉ dẫn bạn tạo Footer với 3 cột nhé, đơn giản là để mọi người có thể thêm nhiều thứ hơn vào Footer. Như trong hình dưới đây:
them-footer-cho-template-blogspot

Như trong hình trên thì ta thấy sẽ cần phải có 6 thẻ div và 4 Class. Tại sao có tới 6 thẻ div mà lại chỉ có 4 Class thôi? Cái này là vì ta sẽ có 1 class chung cho cả 3 cột là cột 1, cột 2 và cột 3 trong Footer. Còn nếu bạn muốn thêm Class riêng nào cho cột nào thì cứ thêm vào, không sao hết.
OK, như vậy thì sau 1 hồi code ta sẽ được đoạn code như sau:

<div id='Footer'>
     <div class='footer-main'>
          <div class='footer-column'>
               Nột dung Cột 1
          </div>
          <div class='footer-column'>
               Nội dung Cột 2
          </div>
          <div class='footer-column'>
               Nội dung Cột 3
          </div>
     </div>
     <div class='footer-copyright'>
     </div>
</div>

Còn nếu như mọi người muốn có thể thêm các widget vào trong từng cột Footer thì hãy thay Nội dung Cột 1,Nội dung Cột 2Nội dung Cột 3 thành đoạn sau. (Với x là khác nhau)

<b:section class='footer-cot' id='cot<b>x</b>' showaddelement='yes'/>

Bây giờ, chúng ta sẽ chèn nó ngang với lại headermain-wrapper hay sidebar-wrapper nhé.
them-footer-cho-template-blogspot

Sau khi bạn chèn xong và quay vào phần bố cục thì nó sẽ có thêm 1 đoạn như thế này:

them-footer-cho-template-blogspot

Như vậy là các bạn hoàn toàn có thể thêm tiện ích vào trong Footer của mình rồi. Tiếp đến, bây giờ chúng ta sẽ viết CSS cho chúng. Dưới đây là đoạn CSS của mình. bạn hãy thêm đoạn CSS dưới đây mà trước ]]> nhé!

#Footer {
     width: 100%;
     float: left;
     min-height: 100px;
     background: #ccc;
}
.footer-main {
     width: 100%;
     float: left;
     min-height: 80px;
     background: #888;
}
.footer-copyright {
     width: 100%;
     float: left;
     min-height: 20px;
     background: #666;
}
.footer-column {
     width:33.333333%;
     float:left
}

Xong, chỉ với vài dòng CSS nhỏ như vậy là các bạn đã chia Footer của mình thành 3 cột và có thể thêm thông tin bạn muốn nhé.




[/tintuc]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Zalo : 037.561.3351
037.561.3351